DỊCH VỤ CÔNG


TÌNH HÌNH
XỬ LÝ


HỎI ĐÁP

THÔNG TIN LIÊN HỆ ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN HỒ SƠ

TRUNG TÂM PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH QUẢNG NINH

Tên cơ quan: Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Quảng Ninh 
Địa chỉ: Khu Trung tâm Hành chính, Phường Hồng Hà, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0203.3634668, 0203.3634669

Tổng đài: 1900.558826

Fax: 0203.3634667

Email: tthcct@quangninh.gov.vn
GIỚI THIỆU TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC THỰC HIỆN
Thủ tục: Xác định trường hợp được bồi thường do xảy ra tai biến trong tiêm chủng

* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp trực tuyến theo hình thức mức độ 3 qua mạng tại địa chỉ: http://dichvucong.quangninh.gov.vn.
Bước 2: Cán bộ Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh kiểm tra hồ sơ, tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả, thông báo tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ bằng văn bản.
Bước 3: Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời gian năm (15) ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn chuyên môn tổ chức thẩm định, điều tra, xác định nguyên nhân tai biến, mức độ tổn thương.
Bước 4: Trả kết quả bằng văn bản thông báo cho người yêu cầu.
* Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo hình thức trực tuyến mức độ 3 qua mạng (Hồ sơ gốc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp qua đường bưu điện khi nhận kết quả).
* Thành phần, số lượng hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ gồm:
a) Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương;
b) Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan;
c) Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng tử (trong trường hợp bị tử vong);
đ) Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có).
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
* Thời hạn giải quyết: Trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân
* Cơ quan thực hiện TTHC: Sở Y tế Quảng Ninh
* Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản thông báo tiếp nhận hồ sơ/hướng dẫn bổ sung; Văn bản thông báo xác định nguyên nhân tai biến, mức độ tổn thương.
* Lệ phí: Không thu
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
Khoản 2, điều 15; khoản 2, điều 17, Nghị định 104/2016/ NĐ-CP:
Khoản 2 điều 17. Trường hợp người được tiêm chủng hoặc thân nhân của người được tiêm chủng cho rằng mình hoặc thân nhân của mình thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 15 Nghị định này thì phải chuẩn bị và gửi cho Sở Y tế hồ sơ bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
a) Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương;
b) Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan;
c) Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực);
d) Giấy chứng tử (trong trường hợp bị tử vong);
đ) Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có).
Khoản 2, điều 15: Trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm:
a) Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật;
b) Người được tiêm chủng bị tử vong.
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về việc Quy định về Hoạt động tiêm chủng
 
  1. Công bố cơ sở xét nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp I, cấp II
 * Trình tự thực hiện
Bước 1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở xét nghiệm gửi bản tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học theo mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về Sở Y tế bằng hình thực nộp trực tuyến theo hình thức mức độ 3 qua mạng tại địa chỉ: http://dichvucong.quangninh.gov.vn. để tổng hợp, quản lý.
Bước 2: Cán bộ trung tâm hành chính công tỉnh kiểm tra hồ sơ, tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả.
Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học, Sở Y tế phải đăng tải danh sách cơ sở đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
* Cách thức thực hiện:  Nộp hồ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh theo hình thức trực tuyến mức độ 3 qua mạng (Hồ sơ gốc nộp trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc nộp qua đường bưu điện khi nhận kết quả).
* Thành phần hồ sơ:
Bản tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học theo mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Bản tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học theo mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
* Thời hạn giải quyết: Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
* Đối tượng thực hiện: Cơ sở xét nghiệm thuộc hệ thống nhà nước hoặc tư nhân.
* Cơ quan thực hiện: Sở Y tế Quảng Ninh
* Kết quả thực hiện:  Danh sách các cơ sở tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học đã đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế.
* Phí, lệ phí thẩm định: Không thu
* Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện TTHC
Điều 5 Nghị định số 103/2016/NĐ-CP. Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I
Khu vực phòng xét nghiệm làm việc với vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người và các mẫu bệnh phẩm có khả năng chứa vi sinh vật có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm cho người (sau đây gọi tắt là khu vực xét nghiệm) phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Sàn, tường, bàn xét nghiệm phải bằng phẳng, không thấm nước, chịu được nhiệt và các loại hóa chất ăn mòn và dễ cọ rửa vệ sinh;
b) Có bồn nước rửa tay, dụng cụ rửa mắt khẩn cấp, hộp sơ cứu;
c) Có điện với hệ thống điện tiếp đất và có nguồn điện dự phòng;
đ) Có nước sạch, đường ống cấp nước trực tiếp cho khu vực xét nghiệm phải có thiết bị chống chảy ngược để bảo vệ hệ thống nước công cộng;
đ) Có các thiết bị phòng, chống cháy nổ;
e) Có đủ ánh sáng để thực hiện xét nghiệm.
2. Điều kiện về trang thiết bị:
a) Các thiết bị xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và mẫu bệnh phẩm hoặc vi sinh vật được xét nghiệm;
b) Có các bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế theo quy định;
c) Có thiết bị để khử trùng dụng cụ và bệnh phẩm;
d) Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp I.
3. Điều kiện về nhân sự:
a) Số lượng nhân viên: Có ít nhất 02 nhân viên xét nghiệm. Nhân viên trực tiếp thực hiện xét nghiệm vi sinh vật (sau đây gọi tắt là nhân viên xét nghiệm) phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với loại hình xét nghiệm mà cơ sở đó thực hiện;
b) Cơ sở có phòng xét nghiệm phải phân công người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học;
c) Nhân viên xét nghiệm, người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học phải được tập huấn về an toàn sinh học từ cấp I trở lên;
d) Những người khác làm việc trong khu vực xét nghiệm phải được hướng dẫn về an toàn sinh học phù hợp với công việc.
4. Điều kiện về quy định thực hành:
a) Có quy định ra vào khu vực xét nghiệm;
b) Có quy định chế độ báo cáo;
c) Có quy trình lưu trữ hồ sơ;
d) Có quy trình xét nghiệm phù hợp với kỹ thuật và mẫu bệnh phẩm hoặc vi sinh vật được xét nghiệm;
đ) Có hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị phục vụ hoạt động xét nghiệm;
e) Có quy trình về khử nhiễm và xử lý chất thải;
g) Có quy định giám sát sức khỏe và y tế.
Điều 6 Nghị định số 103/2016/NĐ-CP. Điều kiện của cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II
Khu vực xét nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;
b) Có hệ thống thu gom, xử lý hoặc trang thiết bị xử lý nước thải. Đối với cơ sở xét nghiệm đang hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có kết quả xét nghiệm nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải vào nơi chứa nước thải chung;
c) Phải riêng biệt với các phòng khác của cơ sở xét nghiệm;
d) Có biển báo nguy hiểm sinh học trên cửa ra vào của khu vực xét nghiệm theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Điều kiện về trang thiết bị:
a) Các điều kiện về trang thiết bị quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
b) Có tủ an toàn sinh học;
c) Có thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hoặc thiết bị khử khuẩn;
d) Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện tại cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp II.
3. Điều kiện về nhân sự:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 3 Điều 5 của Nghị định này;
b) Nhân viên xét nghiệm, người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học phải được tập huấn về an toàn sinh học từ cấp II trở lên.
4. Điều kiện về quy định thực hành:
a) Các quy định theo khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
b) Có kế hoạch đào tạo, tập huấn nhân viên làm việc tại khu vực xét nghiệm;
c) Có quy định lưu giữ, bảo quản mẫu bệnh phẩm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm tại cơ sở xét nghiệm;
d) Có kế hoạch đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố an toàn sinh học tại cơ sở xét nghiệm và xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý sự cố an toàn sinh học.
* Căn cứ pháp lý của TTHC
Luật 03/2007/QH12
Luật 67/2014/QH13
Nghị định 103/2016/NĐ-CP

 

STTBộ hồ sơ gồm
1 Đơn yêu cầu xác định nguyên nhân gây tai biến và mức độ tổn thương
2 Phiếu, sổ xác nhận tiêm chủng loại vắc xin có liên quan
3 Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân (bản chính hoặc bản sao có chứng thực)
4 Giấy chứng tử (trong trường hợp bị tử vong)
5 Các giấy tờ khác có liên quan chứng minh tai biến hoặc thiệt hại khác (nếu có)
NỘP HỒ SƠ QUA MẠNG
  • Hồ sơ: Xác định trường hợp được bồi thường do xảy ra tai biến trong tiêm chủng
  • Bước 1: Đăng ký tài khoản (nếu chưa có) và đăng nhập Bước 2: Nhập thông tin và lưu hồ sơ Bước 3: Gửi hồ sơ Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ
Lượt truy cập:
Trực tuyến:
CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NINH
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh
Hỗ trợ:
Điện thoại: 1900.558.826
Email: chinhquyendientu@quangninh.gov.vn