DỊCH VỤ CÔNG


TÌNH HÌNH
XỬ LÝ


HỎI ĐÁP

TIN TỨC
Bảo vệ và phát triển di sản Quảng Ninh: Từ kinh nghiệm quốc tế 18/02/2019 17:17

Trong hội thảo tại Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF 2019 (từ ngày 14-18/1, tại TP Hạ Long), bảo vệ và phát triển di sản là mục tiêu được cơ qua

Trong hội thảo tại Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF 2019 (từ ngày 14-18/1, tại TP Hạ Long), bảo vệ và phát triển di sản là mục tiêu được cơ quan và tổ chức du lịch đặt lên hàng đầu với hàng loạt các chia sẻ, kinh nghiệm quý báu.

 

Quảng Ninh nằm trong chuỗi địa phương sở hữu các di sản thiên nhiên và văn hóa đa dạng, có thể học tập những kinh nghiệm quốc tế để kết nối và lan tỏa giá trị du lịch đến các du khách trong và ngoài nước.

Kết nối di sản trong thời đại số

Trong hội thảo “Kết nối di sản phát triển du lịch ASEAN trong thời đại số”, chỉ với chiếc máy tính bảng trên tay, bà Phạm Ngọc Mai Anh, Giám đốc Điều hành của Tập đoàn ADT, quét một bức ảnh chụp hiện vật đã được số hóa, từ đó giúp người xem có thể quan sát dưới dạng 3D. Thậm chí, du khách có thể “xoay, lật, phóng to, thu nhỏ” hiện vật để chiêm ngưỡng một cách tỉ mỉ, chính xác. Trải nghiệm mới này khiến khán phòng hội nghị phải trầm trồ. Đây chỉ là một trong những ví dụ rất cơ bản của bà Mai Anh khi nói về ứng dụng công nghệ tăng cường thực tế (AR) vào trải nghiệm du lịch, giúp du khách có thể tương tác với hiện vật trong các bảo tàng như thật.

Bài thuyết trình về “Công nghệ tương tác đang thay đổi cách trải nghiệm du lịch của chúng ta” của bà Phạm Ngọc Mai Anh tại buổi hội thảo diễn ra trong khuôn khổ ATF 2019.
Bài thuyết trình về “Công nghệ tương tác đang thay đổi cách trải nghiệm du lịch của chúng ta” của bà Phạm Ngọc Mai Anh tại buổi hội thảo diễn ra trong khuôn khổ ATF 2019.

 

Bài thuyết trình về “Công nghệ tương tác đang thay đổi cách trải nghiệm du lịch của chúng ta” của bà Mai Anh đã giới thiệu các công nghệ gồm: Du lịch ảo bằng công nghệ 360, thăm bảo tàng ảo và tái hiện hiện vật bằng công nghệ quét 3D vật thể, xem bản đồ tương tác bằng các ứng dụng công nghệ AR và nền tảng GPS. Nhờ đó, khi thăm một điểm đến mới, thay vì sách hướng dẫn hay bản đồ, du khách chỉ cần tải ứng dụng, điện thoại sẽ tự nhận tọa độ và sẽ cung cấp ngay thông tin về điểm đó, bằng nhiều thứ tiếng, video, 3D hiện vật…

Bên cạnh đó, tại hội thảo nhiều diễn giả cũng tham gia chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi sáng kiến, giải pháp ứng dụng mới. Trong đó, Phó Giáo sư Lee Seul Ki, Khoa Quản trị Du lịch và Khách sạn, Giám đốc Trung tâm Phân tích Dữ liệu ngành du lịch (TIDAL) Hàn Quốc, đưa ra giải pháp cần nâng cao khả năng kết nối của du khách như không cần đổi SIM điện thoại, hỗ trợ dịch vụ điện thoại di động, các nền tảng internet miễn phí. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh đến việc có thuyết minh đa ngôn ngữ, giới thiệu thông tin về lịch sử và di sản của ASEAN, hình thành các sản phẩm đặc trưng, bổ trợ lẫn nhau giữa các điểm đến ASEAN. Còn ông Con Apostolopoulos, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc National Geographic khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông, lại cho rằng, khu vực ASEAN nên chú trọng tới các dòng sản phẩm thế mạnh như ẩm thực, di sản, nghệ thuật và sự lãng mạn để thu hút khách du lịch quốc tế. Đặc biệt, ưu tiên các hình thức truyền tải bằng video, mạng xã hội, công nghệ hình ảnh, nội dung số… để tận dụng những tiến bộ về công nghệ trong thời đại hiện nay.

Kinh nghiệm quý cho Quảng Ninh

Quảng Ninh hiện có gần 6.000 hình ảnh, hiện vật ấn tượng và độc đáo tại Bảo tàng tỉnh. Nếu những hình ảnh, hiện vật được ứng dụng bằng công nghệ số chắc chắn sẽ mang lại những trải nghiệm du lịch mới mẻ, chinh phục du khách. Việc ứng dụng công nghệ AR không chỉ giúp du khách hình dung và hiểu rõ hơn về giá trị các hiện vật mà còn hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng truyền tải các câu chuyện lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của địa phương đến gần hơn với người dân, nhất là đối tượng học sinh.

Du khách trải nghiệm wifi miễn phí tại TP Hạ Long.
Du khách trải nghiệm wifi miễn phí tại TP Hạ Long.

 

Có thể thấy, việc đầu tư công nghệ AR là hoàn toàn khả thi, đặc biệt đối với việc bảo tồn, lưu giữ và quảng bá các hiện vật và hình ảnh có giá trị. Bên cạnh đó, nó cũng là bước khởi đầu cho hành trình kết nối các giá trị di sản trong nước và khu vực, tạo thành một “quần thể di sản ASEAN” sinh động, ấn tượng.

Ngoài ra, việc xây dựng nền tảng hạ tầng công nghệ số, cụ thể là mạng internet cũng là vấn đề được các diễn giả nhấn mạnh. Hiện nay, Quảng Ninh có khoảng 170 điểm phát wifi miễn phí trên địa bàn TP Hạ Long và sắp tới sẽ phủ sóng wifi tại TP Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số điểm chất lượng sóng chưa cao; các thông tin cơ bản về du lịch thành phố chưa được tích hợp đầy đủ. Bên cạnh đó, Quảng Ninh chưa có kênh truyền thông về du lịch tập trung và nổi bật. Các video quảng bá về du lịch vẫn còn nhỏ lẻ, ở từng địa phương mà chưa có tính khái quát, đồng bộ, chưa được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Nhất là, trong thời đại 4.0, việc khai thác nền tảng mạng xã hội, ứng dụng công nghệ kết nối với du khách vẫn là một “mảnh đất màu mỡ” đang chờ đợi các nhà quản lý du lịch.

Ngay trong buổi hội thảo, ông Peter Debrine, Giám đốc Dự án cấp cao, phụ trách Dự án Du lịch bền vững, Trung tâm Di sản thế giới, ngành Văn hóa thuộc UNESCO, đã chia sẻ một số kinh nghiệm về việc bảo tồn và phát triển di sản trong thời đại 4.0 tại Quảng Ninh. Ông khẳng định: Quảng Ninh nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đó là lợi thế mạnh nhất của địa phương để thu hút du khách. Tuy nhiên, để phát triển du lịch của một vùng, một quốc gia và khu vực, cần có sự liên kết giữa các di sản. Trong đó, công nghệ 4.0 chính là "chìa khóa" cho sự trường tồn của các di sản, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa của Quảng Ninh. Đồng thời, thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới, kết nối giá trị di sản chung của khu vực, tạo dựng sức mạnh của sự thống nhất trong ASEAN.

 

 

Quảng Ninh nằm trong chuỗi địa phương sở hữu các di sản thiên nhiên và văn hóa đa dạng, có thể học tập những kinh nghiệm quốc tế để kết nối và lan tỏa giá trị du lịch đến các du khách trong và ngoài nước.

Kết nối di sản trong thời đại số

Trong hội thảo “Kết nối di sản phát triển du lịch ASEAN trong thời đại số”, chỉ với chiếc máy tính bảng trên tay, bà Phạm Ngọc Mai Anh, Giám đốc Điều hành của Tập đoàn ADT, quét một bức ảnh chụp hiện vật đã được số hóa, từ đó giúp người xem có thể quan sát dưới dạng 3D. Thậm chí, du khách có thể “xoay, lật, phóng to, thu nhỏ” hiện vật để chiêm ngưỡng một cách tỉ mỉ, chính xác. Trải nghiệm mới này khiến khán phòng hội nghị phải trầm trồ. Đây chỉ là một trong những ví dụ rất cơ bản của bà Mai Anh khi nói về ứng dụng công nghệ tăng cường thực tế (AR) vào trải nghiệm du lịch, giúp du khách có thể tương tác với hiện vật trong các bảo tàng như thật.

Bài thuyết trình về “Công nghệ tương tác đang thay đổi cách trải nghiệm du lịch của chúng ta” của bà Phạm Ngọc Mai Anh tại buổi hội thảo diễn ra trong khuôn khổ ATF 2019.
Bài thuyết trình về “Công nghệ tương tác đang thay đổi cách trải nghiệm du lịch của chúng ta” của bà Phạm Ngọc Mai Anh tại buổi hội thảo diễn ra trong khuôn khổ ATF 2019.

 

Bài thuyết trình về “Công nghệ tương tác đang thay đổi cách trải nghiệm du lịch của chúng ta” của bà Mai Anh đã giới thiệu các công nghệ gồm: Du lịch ảo bằng công nghệ 360, thăm bảo tàng ảo và tái hiện hiện vật bằng công nghệ quét 3D vật thể, xem bản đồ tương tác bằng các ứng dụng công nghệ AR và nền tảng GPS. Nhờ đó, khi thăm một điểm đến mới, thay vì sách hướng dẫn hay bản đồ, du khách chỉ cần tải ứng dụng, điện thoại sẽ tự nhận tọa độ và sẽ cung cấp ngay thông tin về điểm đó, bằng nhiều thứ tiếng, video, 3D hiện vật…

Bên cạnh đó, tại hội thảo nhiều diễn giả cũng tham gia chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi sáng kiến, giải pháp ứng dụng mới. Trong đó, Phó Giáo sư Lee Seul Ki, Khoa Quản trị Du lịch và Khách sạn, Giám đốc Trung tâm Phân tích Dữ liệu ngành du lịch (TIDAL) Hàn Quốc, đưa ra giải pháp cần nâng cao khả năng kết nối của du khách như không cần đổi SIM điện thoại, hỗ trợ dịch vụ điện thoại di động, các nền tảng internet miễn phí. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh đến việc có thuyết minh đa ngôn ngữ, giới thiệu thông tin về lịch sử và di sản của ASEAN, hình thành các sản phẩm đặc trưng, bổ trợ lẫn nhau giữa các điểm đến ASEAN. Còn ông Con Apostolopoulos, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc National Geographic khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông, lại cho rằng, khu vực ASEAN nên chú trọng tới các dòng sản phẩm thế mạnh như ẩm thực, di sản, nghệ thuật và sự lãng mạn để thu hút khách du lịch quốc tế. Đặc biệt, ưu tiên các hình thức truyền tải bằng video, mạng xã hội, công nghệ hình ảnh, nội dung số… để tận dụng những tiến bộ về công nghệ trong thời đại hiện nay.

Kinh nghiệm quý cho Quảng Ninh

Quảng Ninh hiện có gần 6.000 hình ảnh, hiện vật ấn tượng và độc đáo tại Bảo tàng tỉnh. Nếu những hình ảnh, hiện vật được ứng dụng bằng công nghệ số chắc chắn sẽ mang lại những trải nghiệm du lịch mới mẻ, chinh phục du khách. Việc ứng dụng công nghệ AR không chỉ giúp du khách hình dung và hiểu rõ hơn về giá trị các hiện vật mà còn hoàn toàn có thể nâng cao chất lượng truyền tải các câu chuyện lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của địa phương đến gần hơn với người dân, nhất là đối tượng học sinh.

Du khách trải nghiệm wifi miễn phí tại TP Hạ Long.
Du khách trải nghiệm wifi miễn phí tại TP Hạ Long.

 

Có thể thấy, việc đầu tư công nghệ AR là hoàn toàn khả thi, đặc biệt đối với việc bảo tồn, lưu giữ và quảng bá các hiện vật và hình ảnh có giá trị. Bên cạnh đó, nó cũng là bước khởi đầu cho hành trình kết nối các giá trị di sản trong nước và khu vực, tạo thành một “quần thể di sản ASEAN” sinh động, ấn tượng.

Ngoài ra, việc xây dựng nền tảng hạ tầng công nghệ số, cụ thể là mạng internet cũng là vấn đề được các diễn giả nhấn mạnh. Hiện nay, Quảng Ninh có khoảng 170 điểm phát wifi miễn phí trên địa bàn TP Hạ Long và sắp tới sẽ phủ sóng wifi tại TP Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một số điểm chất lượng sóng chưa cao; các thông tin cơ bản về du lịch thành phố chưa được tích hợp đầy đủ. Bên cạnh đó, Quảng Ninh chưa có kênh truyền thông về du lịch tập trung và nổi bật. Các video quảng bá về du lịch vẫn còn nhỏ lẻ, ở từng địa phương mà chưa có tính khái quát, đồng bộ, chưa được đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Nhất là, trong thời đại 4.0, việc khai thác nền tảng mạng xã hội, ứng dụng công nghệ kết nối với du khách vẫn là một “mảnh đất màu mỡ” đang chờ đợi các nhà quản lý du lịch.

Ngay trong buổi hội thảo, ông Peter Debrine, Giám đốc Dự án cấp cao, phụ trách Dự án Du lịch bền vững, Trung tâm Di sản thế giới, ngành Văn hóa thuộc UNESCO, đã chia sẻ một số kinh nghiệm về việc bảo tồn và phát triển di sản trong thời đại 4.0 tại Quảng Ninh. Ông khẳng định: Quảng Ninh nổi tiếng với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, đó là lợi thế mạnh nhất của địa phương để thu hút du khách. Tuy nhiên, để phát triển du lịch của một vùng, một quốc gia và khu vực, cần có sự liên kết giữa các di sản. Trong đó, công nghệ 4.0 chính là "chìa khóa" cho sự trường tồn của các di sản, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên và văn hóa của Quảng Ninh. Đồng thời, thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới, kết nối giá trị di sản chung của khu vực, tạo dựng sức mạnh của sự thống nhất trong ASEAN.

 

Hoàng Quỳnh

Các tin khác
Lượt truy cập:
Trực tuyến:
CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NINH
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh
Hỗ trợ:
Điện thoại: 1900.558.826
Email: chinhquyendientu@quangninh.gov.vn