GIỚI THIỆU TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC THỰC HIỆN
Thủ tục: XÁC NHẬN SỐ CHỨNG MINH NHÂN DÂN KHI ĐÃ ĐƯỢC CẤP THẺ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN (Khi chưa có thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư)
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân có nhu cầu được cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân chuẩn bị hồ sơ theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện thuộc tỉnh.
Bước 3: Nhận kết quả
- Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Công an nơi đã làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
a) Thẻ Căn cước công dân;
b) Chứng minh nhân dân (12 số) đã bị cắt góc (nếu có);
c) Chứng minh nhân dân (9 số) đã bị cắt góc (nếu có).
+ Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
- Thời hạn giải quyết: như thời gian đối với trường hợp cấp thẻ Căn cước công dân.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đã được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân hoặc mất giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đã được cấp.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện thuộc tỉnh.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
- Lệ phí: Không thu lệ phí.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;
+ Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
|