DỊCH VỤ CÔNG


TÌNH HÌNH
XỬ LÝ


HỎI ĐÁP

THÔNG TIN LIÊN HỆ ĐƠN VỊ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
Chưa Cập Nhật Dữ Liệu
GIỚI THIỆU TRÌNH TỰ VÀ THỦ TỤC THỰC HIỆN
Thủ tục: Cấp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ

QUY TRÌNH
Giải quyết thủ tục hành chính cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa
 nguy hiểm về cháy, nổ của Công an thành phố Hạ Long
(Ban hành kèm theo Quyết định số:        /QĐ-CATP ngày      tháng 5 năm 2021
của Trưởng Công an thành phố Hạ Long)
 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
          Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
          Quy trình này quy định về đối tượng, thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (sau đây viết tắt là TTHC) cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (sau đây viết gọn là Giấy phép) của Công an thành phố Hạ Long.
           Điều 2: Đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với các đồng chí Lãnh đạo Công an thành phố, Chỉ huy và CBCS Đội Cảnh sát PCCC&CNCH được giao nhiệm vụ hoặc có liên quan đến công tác tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
          Điều 3: Nguyên tắc tiếp nhận và giải quyết TTHC cấp giấy phép
          1. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đảm bảo công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện cấp giấy phép.
          2. Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết TTHC cấp giấy phép phải chịu trách nhiệm về việc hướng dẫn, trả lời tổ chức, cá nhân, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ hộ gia đình hoặc đề xuất của mình. Nghiêm cấm việc lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để trục lợi, sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
          Điều 4: Đối tượng áp dụng thực hiện TTHC cấp giấy phép vận chuyển
          Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở trên địa bàn thành phố Hạ Long theo phân cấp quản lý về PCCC (không thuộc thẩm quyền của Phòng PC07).
Điều 5: Các loại hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ thuộc thẩm quyền của Công an thành phố Hạ Long cấp Giấy phép vận chuyển
Các loại hàng hóa nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4 và loại 9 quy định tại Phụ lục I, Nghị định số 42/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ (trừ vật liệu nổ công nghiệp).
Điều 6: Thẩm quyền cấp giấy phép
           1. Trưởng Công an thành phố cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện được phân công, phân cấp theo Quyết định của Giám đốc Công an tỉnh.
            2. Trưởng Công an thành phố có thể giao quyền cho cấp Phó trưởng Công an thành phố thực hiện thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ. Việc giao quyền được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc và phải được thể hiện bằng văn bản. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc cấp, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ.
          Điều 7: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép (sau đây viết gọn là hồ sơ):
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định tại Điều 17 Nghị định số 42/2020/NĐ-CP, cụ thể:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 42/2020/NĐ-CP.
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa (áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô).
c) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp    (áp dụng trong trường hợp vận chuyển theo chuyến).
d) Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
đ) Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; biện pháp ứng cứu khẩn cấp trong khi có sự cố cháy, nổ.
(Bản sao các loại giấy tờ trên phải được chứng thực hoặc mang theo bản chính để đối chiếu)
           Điều 8: Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ và người điều khiển phương tiện (quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)
1. Đối với phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ phải đảm bảo, duy trì các điều kiện an toàn về PCCC sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
b) Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.
c) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
d) Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
e) Động cơ của phương tiện phải đượng các ly với khoang chứa bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định.
f) Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ.
g) Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy.
h) Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
i) Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ.
k) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ ở kính phía trước.
2. Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ:
a) Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
b) Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
          Điều 9: Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính
1. Thủ tục cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (quy định tại Khoản 7 Điều 9 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện và xem xét, cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC05 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) và biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện (Mẫu số PC01 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP). Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
2. Thủ tục cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (khi có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép hoặc Giấy phép bị mất, hỏng):
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu PC05 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) và biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ cho phương tiện (Mẫu số PC01 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP). Trường hợp không cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
          Điều 10. Hiệu lực và giá trị của Giấy phép (quy định tại Khoản 9 Điều 9 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)
           Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ có hiệu lực trên toàn quốc và có giá trị một lần đối với phương tiện có hợp đồng vận chuyển theo chuyến; có giá trị không quá 24 tháng đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ theo kế hoạch hoặc hợp đồng vận chuyển và không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ).
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 11. Tiếp nhận và bàn giao hồ sơ
 1. Tiếp nhận hồ sơ
a) Tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hạ Long.
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần và tính pháp lý của hồ sơ theo Điều 7 quy trình này, nếu:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại Điều 7 quy trình này thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC (Mẫu số PC03 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại Điều 7 quy trình này thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC (Mẫu số PC04 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
- Ghi h sơ tiếp nhn vào s theo dõi tiếp nhn và tr kết qu các thủ tc hành chính ti Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hạ Long.
b) Tiếp nhn qua dịch vụ Bưu chính công ích
- Cán bộ được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần và tính pháp lý của hồ sơ theo quy định tại Điều 7 quy trình này
+ H sơ hp l: Ghi thông tin vào phiếu tiếp nhn h sơ (02 bn). Gi 01 bn đến địa ch cơ quan, tổ chc, cá nhân đã gi trước đó.
+ Hồ sơ không hợp lệ: Ghi thông tin vào phiếu hướng dẫn, gọi điện thông báo hoặc làm văn bản trả lời và gửi trả hồ sơ đề nghị cấp phép gửi cho cơ sở, chủ phương tiện thông qua dịch vụ bưu chính.
2. Bàn giao hồ sơ
- Kết thúc ca trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cho Chỉ huy Đội Cảnh sát PCCC và CNCH để báo cáo đề xuất, phân công cụ thể cán bộ thực hiện giải quyết TTHC trình Lãnh đạo Công an thành phố phê duyệt.
- Sau khi Lãnh đạo Công an thành phố cho ý kiến, phê duyệt, Chỉ huy Đội Cảnh sát PCCC& CNCH bàn giao hồ sơ cho cán bộ để thực hiện giải quyết TTHC theo quy định.
Thời gian thực hiện: 0,5 ngày.
Điều 12. Tổ chức kiểm tra an toàn PCCC đối với phương tiện (đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ):
1. Thông báo kiểm tra
Cán bộ được giao nhiệm vụ giải quyết TTHC cấp phép sau khi nhận bàn giao hồ sơ từ Chỉ huy đội thì nhanh chóng liên hệ, gửi văn bản thông báo kiểm tra an toàn PCCC đối với phương tiện cho chủ cơ sở hoặc chủ phương tiện về thời gian, địa điểm làm việc, thành phần đoàn kiểm tra, nội dung kiểm tra.
Thời gian thực hiện: 0,25 ngày.
2. Trình tự kiểm tra:
a) Bước 1: Họp với người đại diện cơ sở (cơ sở quản lý, sử dụng phương tiện) hoặc chủ phương tiện, giới thiệu thành phần đoàn kiểm tra, nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra, nghe báo cáo về các điều kiện an toàn PCCC đối với phương tiện được kiểm tra.
b) Bước 2: Kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC đối với phương tiện theo quy định tại Điều 8 quy định này.
c) Bước 3: Kết thúc kiểm tra lập biên bản kiểm tra an toàn PCCC theo mẫu số PC10 Ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, ngày 24/11/2020 của Chính phủ.
Thời gian thực hiện: Không quá 02 ngày.
          Điều 13. Kiểm tra, trình duyệt kết quả
1. Đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
a) Trường hợp kết quả kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đạt yêu cầu theo quy định:
- Cán bộ được giao nhiệm vụ dự thảo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ báo cáo Chỉ huy đội Cảnh sát PCCC&CNCH thẩm định, trình Lãnh đạo Công an thành phố được phân công giải quyết TTHC ký duyệt.
- Trường hợp Lãnh đạo phụ trách vắng mặt, công việc cần giải quyết ngay thì trình đồng chí Trưởng Công an thành phố hoặc đồng chí Phó Trưởng Công an thành phố được Trưởng Công an thành phố giao quyền phê duyệt.
b) Trường hợp kết quả kiểm tra phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC:
- Cán bộ được giao nhiệm vụ dự thảo văn bản hướng dẫn, trả lời cơ sở, chủ phương tiện, báo cáo Chỉ huy Đội Cảnh sát PCCC và CNCH thẩm định, trình Lãnh đạo Công an thành phố được phân công giải quyết TTHC ký duyệt.
           Thời gian thực hiện: 0,25 ngày.
2. Đối với hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ
Cán bộ được giao nhiệm vụ thụ lý hồ sơ kiểm tra, đối chiếu hồ sơ với các tài liệu lưu trữ tại đơn vị.
a) Trường hợp hồ sơ bảo đảm yêu cầu theo quy định:
- Cán bộ được giao nhiệm vụ dự thảo Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ báo cáo Chỉ huy Đội Cảnh sát PCCC &CNCH thẩm định, trình Lãnh đạo Công an thành phố được phân công giải quyết TTHC ký duyệt.
- Trường hợp Lãnh đạo phụ trách vắng mặt, công việc cần giải quyết ngay thì trình đồng chí Trưởng Công an thành phố hoặc Phó Trưởng Công an thành phố được Trưởng Công an thành phố giao quyền phê duyệt.
b) Trường hợp hồ sơ không bảo đảm các yêu cầu theo quy định:
- Cán bộ được giao nhiệm vụ dự thảo văn bản hướng dẫn, trả lời cơ sở, chủ phương tiện, báo cáo Chỉ huy Đội Cảnh sát  PCCC và CNCH thẩm định, trình Lãnh đạo Công an thành phố được phân công giải quyết TTHC ký duyệt.
Thời gian thực hiện: 01 ngày.
3. Sau khi Lãnh đạo Công an thành phố ký văn bản hướng dẫn, trả lời hoặc Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, cán bộ được giao nhiệm vụ lấy số, đóng dấu tại bộ phận văn thư của Công an thành phố, vào sổ theo dõi, sau đó bàn giao kết quả cho bộ phận trực tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố để trả kết quả theo quy định.
Thời gian thực hiện: 0,25 ngày.
Điều 14. Trả kết quả
1. Trường hợp cơ sở, chủ phương tiện đăng ký nhận kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố thì bộ phận trực tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố trả kết quả theo quy định.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức, người dân đăng ký nhận kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ Bưu chính công ích thì bộ phận trực tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố tiến hành gửi trả kết quả giải quyết TTHC đến địa chỉ của tổ chức, cá nhân thông qua bộ phận Bưu chính trực tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố.
Thời gian thực hiện: 0,25 ngày.
Điều 15. Lưu trữ hồ sơ
Cán bộ được phân công thực hiện nhiệm vụ giải quyết TTHC có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ, tiến hành lập và đăng ký hồ sơ theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Quy định này được quán triệt đến 100% CBCS Đội Cảnh sát PCCC và CNCH biết để thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện các nội dung chưa phù hợp, cán bộ chiến sỹ kịp thời báo cáo Lãnh đạo Công thành phố để bổ sung, điều chỉnh.
Điều 17. Căn cứ Quy định này, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH phân công CBCS tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 18. Giao Đội Cảnh sát PCCC&CNCH chịu trách nhiệm giúp Lãnh đạo Công an thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định này./.

STTBộ hồ sơ gồm
1 Văn bản đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Tải biểu mẫu)
2 Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó phải có loại hình kinh doanh vận tải hàng hóa
3 Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp
4 Bản sao hoặc bản chính Bảng kê danh sách người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
5 Bản sao hoặc bản chính phương án tổ chức vận chuyển hàng hóa nguy hiểm của đơn vị vận chuyển, trong đó nêu rõ tuyến đường, lịch trình vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; biện pháp ứng cứu khẩn cấp trong khi có sự cố cháy, nổ
NỘP HỒ SƠ QUA MẠNG
  • Hồ sơ: Cấp lại giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ
  • Bước 1: Đăng ký tài khoản (nếu chưa có) và đăng nhập Bước 2: Nhập thông tin và lưu hồ sơ Bước 3: Gửi hồ sơ Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ
Lượt truy cập:
Trực tuyến:
CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ TỈNH QUẢNG NINH
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Tỉnh Quảng Ninh
Hỗ trợ:
Điện thoại: 1900.558.826
Email: chinhquyendientu@quangninh.gov.vn